Hỗ trợ trực tuyến
Các nguyên nhân gây hỏng ắc quy
21:54 - 29/08/2014
Các nguyên nhân gây hỏng ắc quy:
Ắc quy sử dụng trong thời gian lâu dài
Do dung môi không thuần chất.
Do lỗi của quá trình nạp và bảo dưỡng ắc quy dẫn đến có nhiều kết tủa rắn màu trắng xám trên bề mặt bản cực, thành phần chủ yếu của kết tủa rắn này (thường chiếm đến 98%) là sulfat chì.
Các loại ắc quy và ứng dụng của nó
Nên dùng ắc quy nước hay ắc quy khô
Ắc quy cho xe điện, xe gold
Cách đấu nối nhiều bình ắc quy
Do dung môi không thuần chất. Do lỗi của quá trình nạp và bảo dưỡng ắc quy dẫn đến có nhiều kết tủa rắn màu trắng xám trên bề mặt bản cực, thành phần chủ yếu của kết tủa rắn này (thường chiếm đến 98%) là sulfat chì.
- Sự hiện diện quá nhiều của sulfat chì trên bề mặt bản cực ngăn cản quá trình điện hoá + suy giảm nghiêm trọng dung lượng + tăng nội trở của Ắc quy.
=> Một phần vật chất của bản cực dương Ắc quy mau chóng bị tan rã thành một đám bùn màu nâu đen đọng dưới đáy bình Ắc quy và tạo dòng điện rò bên trong.
=> Điều này đưa đến hệ quả là Ắc quy không thể nạp đầy + công suất cực đại giảm tệ hại và có khả năng không thể sử dụng được nữa.
I/. Cấp độ hư hỏng : Chia làm 4 cấp.
1. Giảm dung lượng: Là cấp độ hư hỏng nhẹ và thường gặp nhất.
Nguyên nhân
- Do sử dụng trong điều kiện bảo dưỡng không tốt, hoặc để lâu không sử dụng
- Do để lâu không sử dụng => tác dụng hoá học giữa placque chì và sulfuric acid tạo nên kết tủa sulfat chì trong placque.
Biểu hiện : (sau khi nạp 10 giờ với dòng In = 1/8 dung lượng).
- Đo đủ volt qui ước.
- Ắc quy sử dụng trong thời gian ngắn đã cạn bình.
- Đo dung lượng ghi nhận mức độ sụt giảm mất khoảng 30% --> 40%.
2. Ắc quy bị lão hoá: Rất phổ biến.
Dù sử dụng đúng chế độ và bảo dưỡng tốt trong khoảng thời gian lâu dài thì các tấm bản cực vẫn bị hao mòn do bột premium chì tan rã dần và rời khỏi tấm cực, đọng thành lớp bùn nâu dưới đáy bình Ắc quy. Dung lượng do đó cũng giảm sút. Dòng nạp bình thường trở nên quá lớn (ví dụ Ắc quy dung lượng 100 Ah nạp dòng bình thường 14A trong 8 giờ, nay chỉ còn dung lượng 50 Ah thì dòng nạp phải là 7A) càng tăng nhanh quá trình phân hoại placque (gọi là "rã lắc").
Biểu hiện :
- Các tấm placque mềm hoặc nhũn ra, hỗn hợp chì sẵn sàng rã thành bột nhão nếu có tác động vật lý. Bùn nâu lắng nhiều dưới đáy bình.
- Đủ volt qui ước hoặc có giảm chút ít.
- Đo dung lượng thấy giảm nhiều (đến 50%). Bình không dùng đúng và đủ tính năng như trước.
- Có Sulfat chì trên đầu cực âm. Màu cực âm và cực dương phân hoá rõ rệt (cực dương đen, cực âm xỉn màu và có dấu loang lổ).
3. Ắc quy phân hoại:
Là Ắc quy ở các tình trạng hư hỏng (1) và (2) không được phục hồi và bảo dưỡng ngay mà để quá lâu. Ngoài ra còn do sử dụng Ắc quy đến cạn kiệt làm cho liên kết vật lý giữa các hạt chì premium bị phá hoại --> placque rã thành bột nhão chỉ còn trơ
lại khung hợp kim chì - antimoan. Còn có một nguyên nhân chủ quan là nạp Ắc quy lộn cực. Tình trạng đảo cực diễn ra làm phân hoá kết cấu vật lý của tấm placque.
Biểu hiện :
- Điện áp dưới ngưỡng 1V / cell (6V/bình 12V).
- Lớp bùn nâu dày đặc, có thể nối tắt các tấm placque.
- Đo không phát hiện được dung lượng. Không còn khả năng sử dụng.
- Biểu hiện ngoại quan tương tự (2) nhưng trầm trọng hơn.
4. Hư hỏng hỗn hợp và hư hỏng khác:
Có thể một Ắc quy bị cả hai trường hợp (1) và (2) hoặc (1) và (3), hay (2) và (3). Ngoài ra còn có thể bị "rớt" cọc (đứt đầu cọc hoặc đứt cầu nối các cell) làm cho việc thông mạch nội trở bị gián đoạn.